Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016


Định dạng đề thi:

Các phần thi Thời gian Định dạng đề thi Hướng tiếp cận
Phần 1: Tương tác xã hội

2-3 phút Trả lời 3-6 câu hỏi về các chủ đề quen thuộc, gần gũi ( thói quen, sở thích…) – Với các chủ đề quen thuộc, các bạn có thể trả lời từ những trải nghiệm thực tế của bản thân.

– Tuy nhiên, nhiều bạn có xu hướng trả lời quá ngắn và đơn giản. Ngoài việc trả lời trực tiếp câu hỏi, các bạn nên nêu thêm lí do và một số ý liên quan.
Phần 2:

Thảo luận giải pháp
3 -5 phút – Đề bài là 1 tình huống với 3 giải pháp.

– Nhiệm vụ: chọn ra giải pháp tốt nhất trong 3 giải pháp đó và phản biện các giải pháp còn lại. – Nên tận dụng tối đa các dữ liệu từ đề bài để có thể lựa chọn ra giải pháp phù hợp nhất và đưa ra những lí do thuyết phục nhất.

– Đồng thời, đừng quên phản biện 2 giải pháp còn lại. Với phần 2 này, bạn chủ yếu đưa ra những mặt lợi và mặt bất lợi của từng giải pháp, đem so sánh chúng và đưa ra kết luận.
Phần 3:
Phát triển chủ đề
4 phút – Nhận một topic card có ghi rõ chủ đề và một số gợi ý.
– 1 phút chuẩn bị + 2/3 phút để trình bày về chủ đề đã nêu.
-Sau đó, người phỏng vấn tiếp tục hỏi bạn về một số câu hỏi mở rộng khác liên quan đến vấn đề mà bạn vừa trình bày. – Nên tận dụng ngay các gợi ý có sẵn để tiết kiệm thời gian suy nghĩ mà vẫn có ngay một cấu trúc mạch lạc để nói ( tuy nhiên, nếu có một ý tưởng hay, bạn hoàn toàn có thể đưa ra).
-Các câu hỏi thảo luận đòi hỏi cao hơn một chút vì chúng là phần mở rộng, nâng cao vấn đề. Dù gặp phải một câu hỏi khó thì thay vì im lặng, bạn vẫn nên trả lời bằng những gì bạn biết. Vì không trả lời đồng nghĩa với việc bạn không ghi thêm điểm nào.
Các tiêu chí chấm chung của một bài thi nói VSTEP:
Pronunciation: phát âm chính xác, nói có trọng âm, ngữ điệu.
Grammar: Sử dụng đúng ngữ pháp, tránh tối đa các lỗi cơ bản như thì của động từ, chia động từ số ít/số nhiều…
Vocabulary:
+ Sử dụng “ related vocabulary” các từ vựng liên quan đến chủ đề
+ Thể hiện được một vốn từ phong phú bằng cách paraphrase, sử dụng các “uncommon words” và một số collocations hoặc idioms.
Ví dụ: Một bài nói về Reading
Nouns:Short story, novel, a work of fiction, best-seller…
Verb: Scan, skim, flick through…
Adjectives: gripping, fictional, captivating…
Collocations: have a keen interest in…
Idioms: read up on = read about…
Fluency and coherence:
+ Nói trôi chảy, lưu loát, có thể ngập ngừng một vài chỗ nhưng không nên ậm ừ hoặc ngừng lại quá lâu.
+ Sử dụng được các phương tiện liên kết để bài nói được mạch lạc và liên kết với nhau.
Ví dụ: and/so/but/because, firstly/secondly/finally, besides/in addition,…
Tuy nhiên các từ này đã quá quen thuộc, dễ gây cảm giác nhàm chán cho người phỏng vấn nên bạn có thể vận dụng một số cách khác như:
As well as/since/therefore/as a result/nevertheless…
The first point I’d like to mention is that…
The next reason is….
On top of that,….
In a nutshell,…
Làm thế nào để đạt được các tiêu chí trên?
Luyện phát âm:
+ Chịu khó tra từ điển những từ chưa rõ cách phát âm
+ Tự ghi âm bài nói của mình và nghe lại
+ Xem phim với phụ đề tiếng Anh ( đặc biệt là các sitcoms)
Trau dồi vốn từ vựng, tìm cách diễn đạt khác thay cho những cấu trúc quen thuộc. Khi học được một từ/cách diễn đạt mới thì nên áp dụng ngay khi nói để tránh quên.
Tích cực, chủ động nói trong các giờ học tiếng Anh để tạo thói quen nói thường xuyên cũng như tiếp thu được nhận xét của thầy cô và bạn bè. Khi nói luôn chú ý sử dụng các phương tiện liên kết, nếu sử dụng liên tục, dần dần nó sẽ trở thành “phản xạ tự nhiên” khi nói.
Tài liệu tham khảo hữu ích:
Bạn có thể tìm kiễm cho mình những cuốn tài liệu phù hợp tại bài viết này của chúng minh nhé.
Một số tài liệu cho Vstep
Trên đây là một số định hướng chung về bài thi nói VSTEP, hi vọng những gì mà FreeE1 chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các bạn trong quá trình ôn luyện sắp tới! Và hãy cùng chờ đón các bài viết tiếp theo nhé!

Nguồn: http://vstep.net.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét