Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Lỗi khi làm bài viết VSTEP



XIn chào!
Qua giới thiệu ở những bài trước, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Writing task1 VSTEP: Writing a letter. Có thể các bạn đều đã từng học qua, đã từng biết đến cách viết một bức thư bằng tiếng Anh. Chắc hẳn ai cũng mong muón viết được một bức thư HAY nhưng liệu bạn đã thực sự biết làm thế nào để viết một bức thư ĐÚNG? ở bài học này, freE1 Tutoring Program sẽ giúp bạn tìm hiểu Những lỗi thường gặp khi viết thư nhé!
1. Beating about the bush (lặp lại câu)
Đây là lỗi cơ bản ở những người Việt học tiếng Anh. Lý do chính là do sự khác biệt văn hoá dẫn đến sự khác biệt trong tư duy và ngôn ngữ. Nếu như người Việt chuộng lối nói văn hoa bóng bẩy, rào trước đón sau thì người Anh lại luôn đi thẳng vào vấn đề mình muốn nói. Do đó, khi viết thư, người Việt hay có xu hướng hỏi thăm kể chuyện rồi mới nói đến vấn đề chính trong khi người Anh lại làm rõ từ đầu mục đích viét thư của mình.
Vậy nên khi viết thư, các bạn cần đi thẳng vào câu hỏi: Tại sao mình viết thư?, tránh diễn đạt lan man dài dòng. Có nhiều cách để diễn đạt, ví dụ:
– I am writing in connection with…
– I am writing with regard to…
– In reply to your e-mail, here are…
nhưng thông dụng nhất vẫn là “I am writing to + (paraphrase)”. Bạn nên chọn cho mình một cách nói phù hợp nhất để áp dụng với mọi đề bài, tránh mất thời gian vào phần không cần thiết.
2. Using wrong register (Dùng văn phong không đúng)
Trong viết thư có 3 loại văn phong: trang trọng (formal), bán trang trọng (semi-formal) và không trang trọng (informal).
A, Cách phân biệt
Formal letters Semi-formal letters Informal letters
– Viết cho người mình không quen biết, thậm chí có thể không biết là nam hay nữ.

Nguồn: http://vstep.net.vn
– Ví dụ: công ty bảo hiểm, ngân hàng, sân bay…
– Viết cho người mình có quen biết
– Ví dụ: chủ nhà, bác sĩ, giáo viên…
– Viết cho người mình thân quen
– Ví dụ: bạn bè, gia đình, họ hàng
Dear Sir,
Dear Madam,
Dear Sir/ Madam,
Dear Mr./ Miss/ Mrs./ Ms. + family name, Dear + first name,
B, Đặc điểm
Formal language (Ngôn ngữ trang trọng)
Dùng câu phức, các từ không phổ biến, khách quan
KHÔNG: ngôn ngữ giao tiếp đời thường (colloquial English), từ viết tắt (abbreviations), từ rút gọn (contractions), cụm động từ (phrasal verbs), thành ngữ (idioms), tiếng lóng (slangs).
Semi-formal language (Ngôn ngữ bán trang trọng)
Dùng ngôn ngữ lịch sự (polite English) :
+ Tránh diễn đạt thái quá. Ví dụ: Khi đưa ra yêu cầu nên dùng thêm “Could you” và “please”, không chỉ dùng mỗi câu mệnh lệnh đơn thuần.
Call me later.
Could you please call me later?
+ Không diễn đạt ý phủ định một cách trực tiếp. Ví dụ dùng “I am of a different opinion.” Thay vì “I disagree.”
Có thể dùng một vài cụm động từ và thành ngữ.
Ví dụ: Could you please look over my records?
Informal language (Ngôn ngữ không trang trọng)
Ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày (nhắn tin, bưu thiếp,…)
Dùng câu ngắn, bộc lộ cảm xúc và chủ quan.
Có thể dùng từ viết tắt, từ rút gọn, cụm động từ, thành ngữ, tiếng lóng.
C, Những điều nên tránh
Thông thường, đề thi VSTEP writing task 1 sẽ yêu cầu các bạn viết một bức thư cho một đối tượng mình khá quen thân về một vấn đề đặc biệt nên ngôn ngữ bạn sử dụng không nên quá trang trọng hay suồng sã. Các bạn nên:
Sử dụng semi-formal language
Tránh dùng cụm động từ và thành ngữ
Không viết tắt hay viết rút gọn
3. Lacking sentence variation (Thiếu đa dạng câu)
Thiếu đa dạng câu là khi bài viết hoặc có quá nhiều câu ngắn (choppy) hoặc câu dài lan man mà không rõ cấu trúc (run-on).
Lỗi “choppy”này khá phổ biến ở người mới bắt đầu viết vì chỉ viết một cấu trúc câu duy nhất gồm một chủ ngữ + một vị ngữ, khiến đoạn viết trở nên nhàm chán và bị đánh giá thấp:
VD: “I have a friend. Her name is An. She is a good student”
Lỗi run-on xảy ra khi người viết không làm chủ được cấu trúc, viết theo kiểu “dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh” khiến câu trở nên dài dòng mà không có một ý nghĩa cụ thể.
VD: “I have a friend who is a good student and I really like her because she is a very good friend to me so I want to introduce her, her name is An.”
Để tránh việc thiếu đa dạng câu, bạn cần nắm được các loại câu cơ bản và cố gắng dùng xen kẽ những cấu trúc phức tạp và đơn giản để tạo ra sự hài hòa cho bài viết
3 cấu trúc câu chính mà bạn cần biết là
– Simple: S + V ( một cụm chủ vị )
– Compound: S + V + coordinator (FAN BOYS) + S + V ( hai cụm chủ vị liên kết bằng for/as/nor/but/or/yet/so
– Complex: S + V + subordinator + S+V
Tips trong phòng thi:
– Đừng đặt 3 câu cùng một loại ở cạnh nhau. Nếu vừa viết hai câu ngắn, hãy nối tiếp bằng một câu dài và với cấu trúc khác.
– Nhớ kĩ một vài cấu trúc câu đặc biệt để tạo điểm nhấn cho bài viết : if, not only…but also, no matter what, wish,…
– Trước khi viết, quyết định xem mình sẽ sử dụng bao nhiêu câu phức, câu đơn, chuẩn bị sẵn một cấu trúc đặc biệt để lúc viết chỉ việc áp dụng, tiết kiệm thời gian.

4. Closing improperly (Kết thư không phù hợp)
Như đã đề cập ở bài viết trước, bài viết thư trong VSTEP Writing task 1 sẽ kết thúc với complimentary close. Có rất nhiều cách kết thư khác nhau và nhiều khi, người viết dễ dùng nhầm, dùng từ không phù hợp. Dưới đây là phân loại một số từ kết luận thông dụng:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét